Ý nghĩa

Khóa kinh cầu an được tụng vào các dịp hộ niệm cho bệnh nhân, cầu tai qua nạn khỏi, cầu gia đạo bình an, cầu mưa hòa gió thuận, cầu quốc thái dân an, cầu hòa bình thế giới, hay tụng vào những dịp lễ an vị Phật, lễ khai trương, lễ khởi công, lễ khánh thành, lễ tân gia, lễ sinh nhật, lễ đáo tuế, lễ cầu thọ, lễ chúc thọ v.v...

Đối với khóa lễ cầu nguyện thế giới hòa bình, cầu quốc thới dân an, cầu mưa hòa gió thuận, cầu an gia đạo bình an thì nên tụng một trong ba kinh sau đây: Kinh từ bi, Kinh châu báu, Kinh phước đức.

Đối với khóa lễ cầu an cho bệnh nhân, có thể tụng Kinh Bồ-tát Quan Âm, Kinh Vô ngã tướng, Kinh các pháp quán niệm, Kinh dụ ngôn bọt nước, Kinh sám hối sáu giác quan.

Đối với khóa lễ an vị Phật, lễ động thổ, lễ ăn tân gia, lễ khai trương hay lễ khánh thành nên tụng Kinh từ bi và Kinh phước đức.

Trước khóa lễ cầu an, vị chủ lễ cần hộ niệm qua phương pháp tư vấn tâm lý. Đầu tiên, cần hỏi thăm sức khỏe, bệnh tình, an ủi, vỗ về. Kế đến, giúp cho người bệnh hiểu rõ quy luật vô thường và vô ngã, chi phối

mọi sự vật hiện tượng để rũ bỏ mọi sợ hãi gồm sợ chết, sợ sinh ly tử biệt, sợ bệnh nặng, sợ bị bỏ rơi, sợ cô đơn và sợ cuộc sống vô nghĩa… Hộ niệm cầu an là để giúp người bệnh được an tâm, không còn căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và sợ chết. Sau thời kinh, vị chủ lễ cần phân tích khái lược nội dung bài kinh vừa tụng và hướng dẫn người bệnh thực hành để vượt qua nỗi khổ, niềm đau.

Nghi thức Hộ niệm

A
A
  • 1 TÁN HƯƠNG
  • 2 TÁN DƯƠNG GIÁO PHÁP
  • 3 KINH THỰC TẬP VÔ NGÃ
  • 4 KINH TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ
  • 5 KINH BÁT NHÃ TÂM KINH VÀ NIỆM PHẬT
  • 6 QUÁN CHIẾU THỰC TẠI
  • 7 SÁM QUÁN NIỆM
  • 8 HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC

Lò hương vừa bén chiên đàn

Tỏa xông pháp giới đạo tràng mười phương

Hiện thành mây báu cát tường

Xin Phật chứng giám tâm hương chí thành

Pháp thân các Phật tịnh thanh

Chứng minh hương nguyện, phước lành rưới ban.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ-tát. (3 lần) OOO

Vấn đáp về Hộ niệm